Nghệ thuật quản trị là gì? Những nghệ thuật quản trị không thể bỏ qua với người thành đạt

16:15 02/07/2018

Nghệ thuật quản trị là một trong nhứng yếu tố tạo nên thành công của bất kì doanh nghiệp nào. Vậy nghệ thuật quản trị là gì? Nghệ thuật quản trị của người thành đạt là như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn về những băn khoăn này.

Nghệ thuật quản trị giúp nhà quản lý doanh nghiệp thành công

Nghệ thuật quản trị là gì?

Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, tính linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc, công cụ, phương pháp kinh doanh, tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu quả kinh tế cao nhất.

Như vậy, có thể thấy nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử của nhà quản trị trong các tính huống khác nhau. Cái khó ở đây là làm thế nào nhà quản trị nhận thức được tính mềm dẻo và linh hoạt khi sử dụng các nguyên tắc. Thái độ và cách ứng xử của nhà quản trị để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp là như thê nào? khi mà tư duy về hiệu quả ngắn hạn vẫn đang tồn tại ở nhiều nhà quản trị hiện nay.

quản trị kinh doanh

Thái độ, cách ứng xử của nhà quản trị giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Nghệ thuật quản trị cơ bản mà nhà quản trị không thể bỏ qua

Nếu bạn là một nhà quản trị thành đạt thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những nghệ thuật sau đây

Nghệ thuật tự quản trị

Nghệ thuật tự quản trị là nghệ thuật tự quản trị mình. Vậy vì sao lại cần nghệ thuật quản trị chính bản thân mình? Rõ ràng, muốn quản lý người khác cũng như làm chủ mọi tình huống có thể xảy ra thì điều đầu tiên là làm chủ chính bản thân mình. Chiến thắng bản thân vẫn luôn là một chiên thắng oanh liệt nhất nhưng cũng là khó khăn nhất. Do vậy, việc hình thành những thói quen cần thiết là điều hết sức quan trọng bởi “gieo hành vi gặt thói quen, giao thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”.

Để trở thành một nhà quản trị thành đạt, bạn cần phải có nghệ thuật trong việc hình thành những thói quen cơ bản như: thói quen dám chịu trách nhiệm, thói quen suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu công việc, ưu tiên việc quan trọng lên trước và thói quen tự đánh giá năng lực bản thân.

Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới

Cần phải khẳng định rằng, bất kì một doanh nghiệp nào chỉ có thể phát triển được trên cơ sở giải quyết tốt các mối quan hệ giữa con người với con người bởi thực chất của quá trình quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp chính là quả trị con người. Nghệ thuật quản trị một tập thể các thành viên tham gia vào quá trình kinh doanh đòi hỏi mỗi nhà quản trị phải thường xuyên giao tiếp với nhân viên dưới quyền, có kỹ năng ứng xử với cấp dưới. Một nhà quản trị giỏi sẽ là người biết quan tâm tới người dưới quyền, thực sự hiểu họ và biết thưởng phạt đúng lúc, đúng chỗ.

Nghệ thuật giao tiếp đối ngoại

Giao tiếp đối ngoại là yếu tố quan trọng hình thành nên nghệ thuật quản trị của một nhà quản trị. Đó có thể là mọi quan hệ giao tiếp với đối tác bạn hàng, với công chức nhà nước, phóng viên truyền thông báo chí hay cả với đối thủ cạnh tranh,… Sở hữu khả năng giao tiếp tốt chính là lợi thế rõ ràng nhất để mỗi nhà quản trị đạt được mục tiêu trong mỗi cuộc gặp gỡ khách hàng hay đối tác. Xét trên góc độ tâm lý học, để đạt được hiệu quả cao trong các quan hệ giao tiếp kể trên, bạn cần phải rèn luyện và hình thành nên thói quen chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi giao tiếp, hình thành kỹ năng thuyết phục và nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp.

Nghệ thuật giao tiếp một yếu tố vô cùng quan trọng của nhà quản trị

Bài viết trên là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về nghệ thuật quản trị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích, hoàn thiện bản thân mình hơn để trở thành những nhà quản trị thành công trong tương lai.

Bài viết cùng chuyên mục: